Quy hoạch chung thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, tỷ lệ 1/10000

Post date: 05/12/2018

Font size : A- A A+
 Ngày 03/8/2018, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 5557/QĐ-UBND về phê duyệt Quy hoạch chung thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, tỷ lệ 1/10000. Theo đó, Quyết định có những nội dung chủ yếu sau:

 1. Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch: Phạm vi lập Quy hoạch chung thị xã Ba Đồn là toàn bộ địa giới hành chính thị xã Ba Đồn gồm 16 đơn vị hành chính cấp xã (6 phường nội thị và 10 xã ngoại thị) được thành lập theo Nghị quyết 125/NQ-CP ngày 20/12/2013 của Chính phủ "Về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Quảng Trạch để thành lập thị xã Ba Đồn và 6 phường thuộc thị xã Ba Đồn". Có ranh giới được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Quảng Trạch;

- Phía Nam giáp huyện Bố Trạch;

- Phía Đông giáp Biển đông;

- Phía Tây giáp huyện Tuyên Hóa.

(06 phường nội thị gồm: Ba Đồn, Quảng Long, Quảng Phong, Quảng Thọ, Quảng Thuận, Quảng Phúc; 10 xã ngoại thị gồm: Quảng Văn, Quảng Hải, Quảng Lộc, Quảng Hòa, Quảng Minh, Quảng Tiên, Quảng Trung, Quảng Tân, Quảng Thủy, Quảng Sơn).

2. Thời hạn quy hoạch.

Đồ án quy hoạch được xác định trong thời hạn từ 2018 đến năm 2040. Giai đoạn ngắn hạn đến năm 2025, giai đoạn dài hạn đến năm 2040.

3. Quy mô dân số và đất đai theo các giai đoạn phát triển.

3.1. Quy mô dân số:

- Hiện trạng: Toàn thị xã có 106.291người. Trong đó: Nội thị (6 phường): 46.558 người; ngoại thị (10 xã): 59.733 người.

- Đến năm 2025: Toàn thị xã có khoảng 121.784 người. Trong đó: Nội thị: 55.107 người; ngoại thị: 67.310 người.

- Đến năm 2040: Toàn thị xã có khoảng 193.577 người. Trong đó: Nội thị: 96.456 người; ngoại thị: 97.121 người.

3.2. Quy mô đất đai:

- Quy mô đất đai lập Quy hoạch chung thị xã Ba Đồn là 16.230,11ha.

- Dự kiến đất xây dựng đô thị đến năm 2025: Tổng diện tích đất xây dựng đô thị theo dân số dự báo là 3.757,67ha (trong đó 1.958,14ha cho khu vực nội thị và 1.799,53ha cho khu vực ngoại thị).

- Dự kiến đất xây dựng đô thị đến năm 2040: Tổng diện tích đất xây dựng đô thị theo dân số dự báo là 4.782,82ha (trong đó 2.729,19ha cho khu vực nội thị và 2.053,63ha cho khu vực ngoại thị).

4. Tính chất, chức năng của đô thị.

Là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá, dịch vụ thương mại, du lịch, khoa học - kỹ thuật, giáo dục, đào tạo, y tế cấp khu vực. Trung tâm đầu mối giao thông, giao lưu của vùng Bắc Quảng Bình. Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và một số lĩnh vực khác đối với khu vực Bắc Quảng Bình nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung.

5. Định hướng tổ chức không gian đô thị.

5.1. Mô hình và hướng phát triển không gian đô thị:

- Đô thị Ba Đồn sẽ phát triển theo mô hình đô thị Nén (gọn chặt không dàn trải) và bền vững. Bảo tồn các khu vực đất nông nghiệp rộng lớn hiện hữu tại khu vực nội thị và ngoại thị. Không đô thị hóa các khu vực ngập lụt, các khu vực này là nơi thoát nước và trữ nước giảm ngập lụt cho đô thị. Xây dựng hình ảnh đô thị xanh, phát triển bền vững bằng việc tạo được nhiều hồ điều hòa, hồ cảnh quan, kênh dẫn và thoát nước, hệ thống cây xanh thảm cỏ xung quanh hồ và kênh.

- Không gian đô thị được định hướng phát triển đa cực theo các trục đường giao thông và trục sông ngòi. Không gian phát triển có tính toán kỹ đến giới hạn tránh tràn lan để giữ được nhiều vùng đất nông nghiệp cho thị xã.

- Đô thị phát triển chủ yếu tập trung tại 6 phường nội thị, với trung tâm là phường Ba Đồn; hướng phát triển mới sẽ lan tỏa xuống bờ sông và hướng ra biển nhằm phát triển dịch vụ du lịch và các khu đô thị mới.

- Phát triển đô thị hướng bờ sông: Bắt đầu từ phường Quảng Phong đến phường Quảng Thuận, hình thành các không gian đô thị mới dọc bờ sông, trong đó đoạn bờ sông khu vực Cồn Két là hạt nhân khu vực này. Tại khu vực 10 xã vùng nam, đô thị được phát triển dọc bờ sông các xã Quảng Văn, Quảng Lộc, tạo thế đối xứng với bờ bên kia của nội thị, nhằm xây dựng hình ảnh đô thị được trãi đều 2 bên bờ sông.

- Phát triển đô thị hướng ra biển: Là khu vực đô thị mới dọc bờ biển kéo dài từ đầu Quảng Thọ tới cuối Quảng Phúc với trọng điểm là trung tâm biển tại phường Quảng Thọ. Chuyển hóa vùng đồi cát ven biển thành các chức năng như: Đất dự trữ cho phát triển dịch vụ du lịch với mật độ xây dựng thấp hoặc là các mảng xanh công viên cho đô thị tương lai hoặc có thể được chuyển hóa để sản xuất nông nghiệp theo công nghệ hiện đại.

5.2. Các trục không gian chính đô thị:

- Trục thương mại cảnh quan trung tâm: Là trục đường rộng 52m, tổng chiều dài khoảng 4km. Trục đi qua khu vực trung tâm mới của thị xã, có hướng tuyến kết nối 2 khu vực trung tâm với điểm đầu là trung tâm dịch vụ du lịch biển (Quảng trường biển tại phường Quảng Thọ), điểm cuối là trung tâm dịch vụ du lịch sông (Cồn Két). Là trục trung tâm nhất của đô thị, nhằm phục vụ đa dạng nhiều chức năng đô thị về thương mại - dịch vụ - cảnh quan - du lịch - phố đi bộ. Là trục có hoạt động thương mại sầm uất nhất, được đầu tư cảnh quan đô thị đẹp nhất trên địa bàn.

- Trục thương mại cảnh quan ven bờ Bắc sông Gianh: Là trục có giá trị về cảnh quan tiêu biểu cho sự phát triển sôi động của đô thị Ba Đồn, đây vừa là trục cảnh quan cũng vừa là trục thương mại, tuy nhiên tính chất chính là trục cảnh quan và dịch vụ du lịch, tập trung nhất là khu vực Cồn Két. Tổng chiều dài trục thương mại cảnh quan ven sông dài khoảng 12km, lộ giới 32m phạm vi kéo dài từ chân cầu Quảng Hải tới khu vực cửa Gianh tại phường Quảng Phúc.

- Trục thương mại cảnh quan ven biển: Đây cũng là trục cảnh quan có giá trị về cảnh quan tiêu biểu cho sự phát triển sôi động của đô thị Ba Đồn hướng về biển. Tổng chiều dài khoảng 7km, được quy hoạch chạy dọc bờ biển cách bờ biển từ 130m ÷ 400m. Suốt chiều dài trục được quy hoạch 3 khu vực quảng trường biển trong đó có 01 quảng trường trung tâm tại nút giao nhau giữa trục này với trục thương mại cảnh quan trung tâm, 02 quảng trường còn lại là giao nhau giữa trục này với 02 trục đường chính đô thị. Xung quanh mỗi quảng trường biển được quy hoạch đầy đủ các chức năng như bãi tắm công cộng, nhà hàng, sân vườn đi dạo, dịch vụ vui chơi, bãi đậu xe. Công trình trên toàn tuyến chủ yếu là khách sạn, resort, nhà hàng, khu phức hợp (gồm căn hộ khách sạn, căn hộ chung cư, nhà ở kết hợp kinh doanh dịch vụ).

5.3. Hệ thống các khu trung tâm đô thị:

Hệ thống trung tâm của đô thị được xây dựng đầy đủ theo tầng bậc từ trung tâm cho toàn đô thị, đến trung tâm cho khu đô thị, trung tâm cho đơn vị ở và các trung tâm chuyên ngành khác..

- Khu vực trung tâm toàn đô thị: Bao gồm khu vực hiện hữu phường Ba Đồn phát triển về hướng Đông và Đông Nam sang phường Quảng Thọ, về hướng Nam là khu vực giao thoa giữa 3 phường Ba Đồn, Quảng Thọ, Quảng Thuận nối đến bờ sông bao gồm cả Cồn Két. Khu vực này là nơi tập trung các khu chức năng quan trọng của đô thị như: Hành chính - chính trị; dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng; dịch vụ du lịch; trung tâm văn hóa, quảng trường, công viên, hồ nước; y tế, giáo dục…, các khu vực dân cư đô thị mới tạo thành không gian đô thị nhộn nhịp với sự tập trung dân cư và các công trình dịch vụ đô thị.

- Khu vực trung tâm dịch vụ du lịch biển: Phát triển khu vực ven biển tại phường Quảng Thọ và Quảng Phúc thành trọng điểm về dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng với hệ thống khách sạn, resost hợp nhất với bãi biển. Xây dựng hệ thống quảng trường tiếp giáp trực tiếp với bãi biển tạo thành các điểm tổ chức sự kiện, không gian giải trí, ngắm biển cho cư dân thị xã, hai bên quảng trường là dịch vụ bãi tắm và nhà hàng ẩm thực, đan xen ở giữa là các khu cây xanh cảnh quan, vườn hoa cùng bãi đậu xe. Tại khu vực ven biển hình thành các khu dân cư đô thị mới kết hợp với hệ thống khách sạn, nhà hàng, không gian sinh hoạt cộng đồng, vui chơi giải trí tạo không gian phố phường rất sầm uất cho trung tâm dịch vụ du lịch ven biển. Khu vực resort phía Nam phường Quảng Phúc tập trung phần lớn các resort nghỉ dưỡng bên biển, do đặc trưng phải sở hữu bãi tắm riêng nên được bố trí tách biệt với khu vực dân cư, và không ảnh hưởng đến hoạt động cộng đồng biển của người dân đô thị.

- Khu vực trung tâm dịch vụ du lịch sông (Cồn Két): Khu vực này nằm ngay tâm điểm đẹp nhất dọc bờ Sông Gianh, do đó định hướng khu vực này sẽ là một trọng điểm về dịch vụ du lịch của thị xã, nơi đây bố trí các khu chức năng gồm quảng trường, dịch vụ thương mại, nhà hàng khách sạn, vui chơi giải trí, khu dân cư sinh thái, bến thuyền, dãi cây xanh thảm cỏ dọc bờ sông, là nơi có thể xây dựng các dịch vụ vui chơi giải trí cho người dân đô thị và khách du lịch.

- Khu vực trung tâm vùng Nam: Định hướng là khu vực dân cư đông đúc của xã Quảng Hòa và khu vực dân cư mới tại xã Quảng Lộc. Hai khu vực này được kết nối thuận lợi với trung tâm thị xã bởi 03 trục giao thông chính đô thị cấp I.  Hệ thống công trình công cộng phục vụ cho các xã vùng Nam được bố trí tiếp giáp với 03 trục giao thông này.

5.4. Vị trí quy mô các khu chức năng chính:

- Trung tâm hành chính chính trị được bố trí tại vị trí hiện trạng, định hướng thu hồi một số công trình hiện trạng lân cận phía sau để xây dựng Trung tâm hành chính với quy mô 2,4ha.

- Trung tâm thương mại - dịch vụ: Bố trí 3 vị trí: (1) khu vực có diện tích khoảng 3ha tại khu dân cư phía nam chợ Ba Đồn (hiện trạng); (2) khu vực sân vận động hiện trạng chuyển đổi thành trung tâm thương mại; (3) Quần thể lớn tại khu trung tâm mới của thị xã (khoảng 10ha - 20ha) bám dọc trục thương mại cảnh quan xuống tới Cồn Két, dọc trục Lý Thường Kiệt, dọc trục ven hồ.

- Trung tâm TDTT - Công viên: Bố trí tại cửa ngõ phía Tây thị xã (thuộc địa bàn phường Quảng Phong), gồm: Sân vận động, nhà thi đấu, sân luyện tập, sân vườn giao thông, nhà Thanh thiếu niên. Tổng diện tích khoảng 15 ha. Trung tâm TDTT được bố trí kết hợp với công viên trung tâm quy mô khoảng 100ha.

- Trung tâm văn hóa: Gồm các công trình nhà văn hóa, trung tâm triển lãm, thư viện, nhà hát, bảo tàng... bố trí tại tại trung tâm mới của thị xã (phía Bắc đường Lý Thường Kiệt) quy mô khoảng 5ha.

- Quảng trường trung tâm: Nằm tại khu trung tâm mới của thị xã Ba Đồn, quy mô khoảng 2,3ha, được kết hợp với hồ nước tạo cảnh quan cho khu vực trung tâm.

- Trung tâm y tế: Tại vị trí hiện tại quy mô khoảng 3 ha.

- Trung tâm công nghiệp, tiểu thủ công nghiêp, làng nghề gồm: Cụm công nghiệp tập trung phía Bắc thị xã tại phường Quảng Long quy mô khoảng 75ha; Cụm TTCN tập trung các ngành nghề sản xuất quy mô khoảng 3ha, bố trí tại phường Quảng Long giáp cụm công nghiệp; Khu TTCN tại phường Quảng Phúc khoảng 2ha; Cụm TTCN gần chợ cá Quảng Thuận 1-2ha; Cụm làng nghề tại Quảng Hòa (cơ khí rèn, đúc) khoảng 1-2 ha; Cụm làng nghề tại Quảng Văn (mây tre đan) khoảng 1-2 ha; Cụm làng nghề tại Quảng Trung (mộc) khoảng 1-2 ha.

6. Cơ cấu sử dụng đất theo các chức năng đến năm 2040.

 

TT

HẠNG MỤC

Nội thị (ha)

Ngoại thị

(ha)

Tổng DT (ha)

 

Tổng diện tích đất tự nhiên

5.035,64

11.194,47

16.230,11

 

 - Đất xây dựng đô thị

2.729,19

2.053,63

4.782,82

 

 - Đất khác

2.306,45

9.140,84

11.447,29

A

Tổng diện tích đất xây dựng đô thị

2.729,19

2.053,63

4.782,82

1

Đất dân dụng

2.455,89

1.943,97

4.399,86

1.1

Đất đơn vị ở

1.202,61

1.622,87

2.825,48

1.2

Đất CTCC đô thị

160,12

62,69

222,81

1.3

Đất cây xanh, TDTT

182,11

31,53

213,64

1.4

Đất hỗn hợp

484,01

27,04

511,05

1.5

Đất giao thông đối nội; quảng trường

427,04

199,84

626,88

2

Đất ngoài dân dụng

273,30

109,66

382,96

2.1

Đất CN, TTCN, kho tàng

113,68

24,32

138,00

2.2

Đất y tế

8,20

2,85

11,05

2.3

Đất du lịch

82,99

0,00

82,99

2.4

Đất di tích, tôn giáo

3,80

8,62

12,42

2.5

Đất an ninh quốc phòng

7,00

0,00

7,00

2.6

Giao thông đối ngoại

57,63

73,87

131,50

B

Đất khác

2.306,45

9.161,85

11.468,30

1

Đất sản xuất nông nghiệp

486,74

1.713,73

2.200,47

2

Đất lâm nghiệp

0,00

4.809,62

4.809,62

3

Đất ch­ưa sử dụng

349,82

392,75

742,57

4

Đất chuyên dùng khác

643,66

724,26

1.367,92

5

Đất nghĩa trang

12,29

127,92

140,21

6

Mặt nước

813,94

1.393,57

2.207,51

+

Đất nuôi trồng thủy sản

182,87

115,18

298,05

+

Sông, suối, ao, hồ

631,07

1.278,39

1.909,46

7. Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

7.1. Quy hoạch san nền và thoát nước mưa:

7.1.1. Quy hoạch san nền:

- Trên cơ sở đặc điểm địa hình, địa chất thủy văn, đặc trưng của các khu vực, lựa chọn giải pháp san nền cục bộ theo từng khu vực có công trình xây dựng mới.

- Tận dụng các khu vực thấp trũng, các tuyến khe cạn hiện có để tạo lập các hồ điều hoà, tạo không gian mặt nước cho đô thị.

- Các vùng sinh thái nông lâm nghiệp giữ nguyên hiện trạng tự nhiên.

- Cao độ san nền của các khu chức năng dựa trên cao độ của các tuyến đường giao thông tiếp giáp. Độ dốc san nền đảm bảo thoát nước tự chảy i ≥ 0,004.

- Cao độ xây dựng toàn thị xã Ba Đồn khống chế như sau:

+ Cao độ nền khống chế xây dựng Hxd ≥ +2,75m.

+ Các khu dân cư, làng xóm hiện trạng cũ cao độ nền Hxd ≥ +2,75m thì bám theo cốt nền hiện trạng để thiết lập cao độ nền. Đối với khu vực làng xóm phía hạ lưu sông Gianh, cao độ hiện trạng tương đối thấp <+2,2m, khuyến cáo khi đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo cần nâng cao độ nền công trình tới cao độ Hxd≥ +2,75m.

+ Các khu vực dự kiến phát triển có nền lớn hơn +2,75m thì san gạt cục bộ tạo độ dốc thuận tiện cho việc thoát nước mặt và phải có giải pháp hợp lý để gắn kết hài hòa với các khu vực tiếp giáp. Các khu vực có cao độ địa hình thấp hơn +2,75m sẽ được tôn nền đến cao độ quy hoạch khống chế.

7.1.2. Quy hoạch thoát nước mưa:

Để đảm bảo thoát lũ cho toàn thị xã, ngoài việc xây dựng hệ thống đường giao thông ven sông, hệ thống đê kè cho cho các bờ sông, cần nạo vét mở rộng các nhánh sông, kênh, rào hiện có đảm bảo tiết diện thoát lũ theo tính toán.

- Hướng thoát chính: Nước mưa được phân chia thành các lưu vực chính và dẫn ra kênh Xuân Hưng, kênh Kịa, Hói Trường và một số kênh mương nhỏ khác rồi đổ vào sông Gianh thoát ra biển.

- Hướng cục bộ: Theo từng lưu vực nhỏ, nước mưa được thu vào hệ thống cống trên các tuyến đường, trong các khu dân cư sau đó nối vào hệ thống cống chính để ra các kênh, mương tiêu nước chính.

- Mạng lưới: Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế riêng với hệ thống thoát nước thải. Sử dụng mạng lưới phân tán để giảm kích thước cống. Xây dựng hệ thống thoát nước mưa hoàn chỉnh theo nguyên tắc tự chảy gồm: mạng lưới cống thoát nước, cửa thu nước, giếng thu và cửa xả.

7.2. Quy hoạch giao thông:

7.2.1. Giao thông đường bộ:

a. Giao thông đối ngoại:

- Trên cơ sở quy hoạch tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam chạy cắt qua khu vực phía Tây thị xã Ba Đồn, định hướng tổ chức 01 nút giao lập thể giữa tuyến đường cao tốc này với tuyến đường quy hoạch rộng 36m tại xã Quảng Tân nhằm kết nối thị xã Ba Đồn với các đô thị khác.

- Phát triển 02 tuyến giao thông liên vùng bao gồm tuyến Quốc lộ 1, đường tránh nội thị nhằm đảm bảo kết nối thị xã Ba Đồn với các vùng lân cận theo các hướng Bắc Nam gồm: Đường Quốc lộ 1 quy hoạch rộng 53m; đường tránh nội thị đoạn từ nút giao với Quốc lộ 1 tại phường Quảng Long đến chân cầu vượt sông tại phường Quảng Phong quy hoạch rộng 54m, đoạn đi qua Quảng Hải đến hết xã Quảng Minh quy hoạch rộng 36m.

- Phát triển 02 tuyến giao thông liên vùng theo hướng Đông Tây kết nối thị xã Ba Đồn với các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa gồm: Đường Quốc lộ 12A đi Đồng Lê quy hoạch rộng 34m; Quy hoạch mới tuyến đường rộng 36m nối từ đường Quốc Lộ 1 cũ đi qua các xã Quảng Văn, Quảng Hòa, Quảng Lộc, Quảng Tân, Quảng Trung, Quảng Tiên kết nối huyện Tuyên Hóa.

b. Giao thông đối nội:

Trên cơ sở các trục giao thông kết nối liên vùng, quy hoạch phát triển hệ thống giao thông đối nội kết nối các khu vực, các phân khu chức năng tạo thành mạng lưới hình bậc thang gồm: Đường chính đô thị có chiều rộng từ 34m-36m; đường liên khu vực có chiều rộng từ 22,5m-36m; đường chính khu vực có chiều rộng từ 19,5m-23m; đường khu vực có chiều rộng từ 16m-23m.

7.2.2. Giao thông đường sắt:

Duy trì tuyến đường sắt Bắc - Nam theo hiện trạng, cải tạo, nâng cấp ga Minh Lệ theo hướng hiện đại đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá đáp ứng nhu cầu phát triển của đô thị. 

7.2.3. Giao thông đường thủy:

Phát triển hệ thống giao thông đường thủy hiện có và xây dựng một số bến tàu, thuyền du lịch trên sông Gianh để phát triển dịch vụ du lịch và sản xuất.

7.2.4. Các công trình phục vụ giao thông:

- Quy hoạch mới 03 bến xe tại các khu vực cửa ngỏ phía Bắc, phía Nam và phía Tây của thị xã có vị trí kết nối thuận lợi với các trục giao thông chính đô thị.

- Duy trì và nâng cấp cảng Gianh nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu vận tải, dịch vụ hậu cần nghề các và tránh trú bão cho tàu thuyền.

7.3. Quy hoạch cấp nước:

- Tổng nhu cầu dùng nước đến năm 2040 của toàn thị xã khoảng 34.000m3/ngày.đêm.

- Nguồn nước:

+ Giai đoạn đến năm 2030: Sử dụng nguồn nước từ Rào Nam Nan thuộc địa phận xã Quảng Sơn. Dự án có công suất 22.000 m3/ngày.đêm cấp nước sinh hoạt cho 22 xã dọc Sông Gianh của huyện Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn; Kết hợp sử dụng nguồn nước từ nhà máy xử lý nước ngầm hiện có tại phường Ba Đồn, công suất 2.200 m3/ngày.đêm.

+ Giai đoạn đến năm 2040: Nâng công suất nhà máy nước Ba Đồn đạt 4.000 m3/ngày.đêm; Nâng công suất các nhà máy xử lý nước thuộc dự án cấp nước sinh hoạt cho 22 xã dọc Sông Gianh của huyện Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn (cụ thể: nâng cấp nhà máy nước số 1 đạt 18.000 m3/ngày.đêm; Nâng công suất nhà máy nước số 2 đạt 20.000 m3/ngày.đêm); Nâng công suất nhà máy nước tại hồ Tiên Lang đạt 2.000 m3/ngày.đêm.

7.4. Quy hoạch thoát n­ước thải:

- Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp được thu gom theo hệ thống thoát nước thải riêng biệt. Nước thải sinh hoạt từ các khu đô thị, khu dân cư được thu gom dẫn đến các trạm xử lý tập trung để xử lý đảm bảo tiêu chuẩn phát thải trước khi đổ vào hệ thống sông ngòi. Nước thải công nghiệp tại các khu công nghiệp được thu gom và xử lý các chất độc hại đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo quy định trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước thải chung của đô thị. Nước thải tại các khu khu du lịch sẽ được thu gom và xử lý riêng.

- Quy hoạch 04 trạm xử lý nước thải gồm: Trạm xử lý nước thải sinh hoạt M1 công suất theo các giai đoạn từ 9.000 m3/ngày.đêm - 18.000 m3/ngày.đêm tại phường Quảng Thuận; Trạm xử lý nước thải công nghiệp M2 công suất 900 m3/ngày.đêm, bố trí trong khu công nghiệp tại phường Quảng Long; Trạm xử lý nước thải sinh hoạt M3 theo các giai đoạn có công suất từ 1000 m3/ngày.đêm - 1.800 m3/ngày.đêm tại xã Quảng Lộc; Trạm xử lý nước thải sinh hoạt M4 theo các giai đoạn có công suất từ 500 m3/ngày.đêm - 1000 m3/ngày.đêm tại xã Quảng Hải.

- Diện tích đất dành cho các trạm xử lý khoảng từ 1÷2ha, đảm bảo về khoảng cách ly vệ sinh môi trường theo quy định.

7.5. Quy hoạch cấp điện:

- Tổng phụ tải khu vực quy hoạch đến năm 2040 khoảng 91,44MW.

- Nguồn điện:

+ Đối với 6 phường:        Để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng điện đến năm 2040 cần thiết phải nâng công suất trạm 110KV Ba Đồn từ 110/35/22KV-25MVA thành 110/35/22KV-25MVA + 110/22KV-25MVA. Xây dựng trạm 220KV Ba Đồn làm nguồn điện cho các trạm 110KV tại khu vực trạm 110KV Ba Đồn hiện tại thuộc phường Quảng Thọ, với công suất 220/110/35/22KV- 2x125 MVA, giai đoạn đầu được đầu tư 220/110/35/22KV- 1x125 MVA.

+ Đối với 10 xã vùng Nam: Sử dụng nguồn điện từ trạm 110/35/22 KV-25 MVA tại xã Văn Hóa. Về lâu dài nâng công suất của trạm này thành 110/35/22KV-1x25MVA + 110/22KV-1x25MVA.

- Lưới điện: Sử dụng lưới điện truyền tải 500KV, 220KV và 110KV; lưới điện phân phối 22KV.

7.6. Quy hoạch thông tin và truyền thông:

Công nghệ triển khai cho mạng thông tin của thị xã Ba Đồn dựa trên công nghệ mới, hạ tầng truyền tải cáp quang và khai thác dịch vụ từ VINASAT. Các loại hình được triển khai gồm: VOIP, truy cập Internet băng thông rộng (ADSL); truyền dự liệu tốc độ cao, mạng không dây phủ song trên diện rộng; điện thoại di động 3G, 4G. Quan tâm phát triển các các trạm thu, phát sóng thông tin di động tại các vùng sâu, vùng xa còn lõm sóng.

7.7. Quy hoạch xử lý rác thải:

Chất thải rắn, rác thải sinh hoạt được thu gom tại các khu chức năng và tập kết về điểm trung chuyển chất thải rắn tại các xã, phường, sau đó hàng ngày được xe chuyên dụng chuyển đến nhà máy phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của Công ty TNHH Phát triển Dự án Việt Nam tại xã Lý Trạch - huyện Bố Trạch.

7.8. Nghĩa trang:

- Trong giai đoạn trước mắt các khu nghĩa địa hiện hữu được khoanh vùng kiểm soát không phát triển thêm và trồng cây xanh cách ly. Tại mỗi xã bố trí 01 khu vực nghĩa trang tập trung nằm xa khu dân cư đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh.

- Trong dài hạn, quy hoạch một khu nghĩa trang tập trung diện tích khoảng 47ha tại khu vực tại thôn Hà Sơn xã Quảng Sơn. Khu vực nghĩa trang sử dụng các hình thức chôn lấp hỗn hợp gồm có khu vực địa táng và hỏa táng.

Nguồn: Quyết định số 5557/QĐ-UBND ngày 03/8/2018


More

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 132

  • Hôm nay 1945

  • Tổng 5.886.196