Tăng cường công tác vệ sinh môi trường trong mùa mưa, bão năm 2022 trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp

10:7, Thứ Năm, 8-9-2022

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Ngày 05/9/2022, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn đề nghị Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND các xã, phường, thị trấn, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tăng cường công tác vệ sinh môi trường trong mùa mưa, bão năm 2022 trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp.

Cụ thể, để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ xảy ra sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh trong và sau mưa bão, lũ lụt trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND các xã, phường, thị trấn, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn thường xuyên cập nhật, theo dõi thông tin dự báo về hiện tượng thời tiết bất thường để chủ động triển khai biện pháp phòng ngừa có hiệu quả; xác định khu vực trọng yếu có thể xảy ra lở đất, vỡ đập chứa nước, cảnh báo, cảnh giới hoặc di dời dân khỏi khu vực có nguy cơ; chỉ đạo xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, Ban Quản lý các công trình công cộng, Ban Quản lý chợ… thực hiện tốt hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý triệt để rác thải phát sinh; chủ động nguồn nhân lực, chuẩn bị trang thiết bị, phương tiện sẵn sàng triển khai hoạt động thu gom, vệ sinh môi trường, nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định đời sống của người dân tại các địa phương sau mưa bão, lũ lụt nhưng phải đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19. 

Bên cạnh đó, các địa phương, đơn vị tiếp tục chỉ đạo thực hiện công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải phát sinh trong phòng, chống dịch Covid-19; bố trí kinh phí chủ động mua hóa chất (như Chlorine, vôi...) để tẩy uế, khử khuẩn khu vực ô nhiễm sau khi nước lũ rút đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh phát sinh ô nhiễm môi trường thứ phát; chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý thú y để chuẩn bị vị trí, phương án xử lý, tiêu hủy xác gia súc, gia cầm, động vật bị chết do lũ lụt gây ra theo đúng quy định, vị trí chôn lấp phải là nơi không bị ngập nước, cách xa nguồn nước, giếng nước, nơi cư trú; áp dụng biện pháp khử trùng trong chôn lấp, tiêu hủy theo đúng quy trình. 

Ngoài ra, các địa phương, đơn vị bố trí lực lượng theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến môi trường trong và sau mỗi đợt mưa lũ, không để xảy ra sự cố môi trường, cơ sở tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm, sự cố môi trường cao như nhà máy, xí nghiệp, cơ sở nuôi trồng và chế biến thủy sản, trang trại chăn nuôi tập trung, chợ, cơ sở xử lý chất thải, bệnh viện... đặc biệt là cơ sở sản xuất có công trình hồ chứa chất thải phải thường xuyên kiểm tra, gia cố đê bao đảm bảo an toàn… 

Theo: PV Hồng Mến

Nguồn tin: quangbinh.gov.vn

Các tin khác

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 77

  • Hôm nay 2372

  • Tổng 5.836.977