Hội thảo "Đề tài nghiên cứu xây dựng công cụ giám sát và kiểm kê phát thải khí nhà kính (CO2 tương đương) trên cơ sở phân loại cho lớp phủ Quảng Bình".

10:7, Thứ Năm, 28-3-2024

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Sáng ngày 27/3/2024, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Viện Khoa học Khí tượng thuỷ văn và Biến đổi khí hậu tổ chức hội thảo Đề tài nghiên cứu xây dựng công cụ giám sát và kiểm kê phát thải khí nhà kính (CO2 tương đương) trên cơ sở phân loại cho lớp phủ Quảng Bình. Chủ trì Hội thảo có đồng chí Phạm Văn Lương, Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc Sở; đại diện cơ quan Trung ương về biến đổi khí hậu; đại diện các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố; các chuyên gia, nhà khoa học trong nước.

Toàn cảnh Hội nghị  

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giảm phát thải khí nhà kính toàn cầu và mức độ ảnh hưởng đến sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia, Việt Nam đã ủng hộ Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu và chủ động tham gia các thỏa thuận pháp lý liên quan đến giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Quảng Bình cũng như các tỉnh thành phố của Việt Nam, đang tiến hành kiểm kê khí nhà kính theo yêu cầu của chính phủ. Tuy nhiên, để có được một phương pháp kiểm kê hiệu quả, chính xác cần có công cụ kiểm kê phù hợp với điều kiện riêng của tỉnh cũng như việc xác định lĩnh vực trọng tâm cho kiểm định cũng cần hiểu rõ đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh.

   Đồng chí Phạm Văn Lương, Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc Sở  phát biểu tại Hội thảo.  

Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường được UBND tỉnh Quảng Bình giao chủ trì, phối hợp với các tổ chức, các sở, ban ngành địa phương thực hiện nhiệm vụ Nghiên cứu xây dựng công cụ giám sát và kiểm kê phát thải khí nhà kính (CO2 tương đương) trên cơ sở phân loại cho lớp phủ Quảng Bình tại Quyết định số 4271/QĐ-UBND ngày 24/12/2021 của UBND tỉnh Quảng Bình. Đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thiện dự thảo báo cáo Nghiên cứu xây dựng công cụ giám sát và kiểm kê phát thải khí nhà kính (CO2 tương đương) với các mục tiêu cụ thể sau:  

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng, đề xuất các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính tiềm năng một cách hiệu quả phục vụ thực hiện các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong NDC của Việt Nam Phù hợp với hệ thống phân chia vùng tại Quyết định 2359/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 21 tháng 12 năm 2015 về việc Phê duyệt Hệ thống quốc gia về kiểm kê khí nhà kính. Phù hợp với dữ liệu của các ngành liên quan hiện đang được phân chia theo các vùng kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, với mục đích xây dựng bộ công cụ giám sát và kiểm kê phát thải khí nhà kính (CO2 tương đương) trên cơ sở phân loại cho lớp phủ Quảng Bình sử dụng công nghệ viễn thám và học máy nhằm đánh giá, tính toán, giám sát phát thải khí nhà kính (CO2 tương đương) gần thời gian thực vệ tính miễn phí Landsat và Sentine-2 cho lớp phủ rừng nhằm đáp ứng tăng thu nhập, xóa nghèo và góp phần xây dựng nông thôn mới, trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, kết quả cho thấy việc sử dụng bộ công cụ viễn thám và phần mềm tính toán AFOLU trong công tác quản lý rừng tại Quảng Bình là hoàn toàn khả thi. Hơn thế nữa, phát triển rừng không chỉ mang lại mục tiêu lợi ích về kinh tế cao mà còn tăng tính phòng hộ của rừng, như: giảm xói mòn, chống sạt lở, rửa trôi đất…, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và chống biến đổi khí hậu.  

Hội thảo đã tập trung vào đề xuất các giải pháp như: Quản lý rừng bền vững; nâng cao chất lượng rừng tự nhiên nghèo kiệt; trồng và phục hồi rừng, chú trọng phát triển rừng trồng gỗ lớn; ngăn chặn mất rừng và suy thoái rừng; bảo vệ, phục hồi, trồng mới và nâng cao chất lượng rừng ven biển (bao gồm rừng ngập mặn), đặc biệt là ở vùng cửa sông và ven biển. Nâng cao hiệu quả thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua việc tăng cường công tác quản lý nhà nước và nguồn lực. Tăng cường khả năng chống chịu và nâng cao năng lực thích ứng của cộng đồng, các thành phần kinh tế và hệ sinh thái; Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và giảm thiểu thiệt hại, sẵn sàng ứng phó với thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng do biến đổi khí hậu.

Đại diện Viện khoa học Khí tượng thuỷ văn và Biến đổi khí hậu phát biểu tại Hội thảo.  

Tại Hội thảo, các ý kiến góp ý của đại biểu đều đánh giá cao Đề tài Nghiên cứu xây dựng công cụ giám sát và kiểm kê phát thải khí nhà kính (CO2 tương đương) trên cơ sở phân loại cho lớp phủ Quảng Bình đã áp dụng phương pháp và công nghệ mới để cải thiện độ không chắc chắn của các kết quả kiểm kê khí nhà kính trong lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF) tại các lần kiểm kê trước đây, nhằm đảo bảo các yêu cầu về tính minh bạch, liên tục, có thể so sánh, hoàn thiện và độ chính xác cao hơn trong các kỳ kiểm kê quốc gia khí nhà kính tới. Theo đó đối với lĩnh vực LULUCF được khuyến cáo sử dụng công nghệ ảnh viễn thám xây dựng các bản đồ hiện trạng sử dụng đất/lớp phủ mặt đất; bản đồ địa lý theo vùng kinh tế - xã hội; bản đồ thổ nhưỡng toàn quốc để trích xuất số liệu cập nhật phục vụ cho kiểm kê khí nhà kính sử dụng phần mềm ALU - một phần mềm mới về kiểm kê khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp. Hội thảo cũng đã nghe các ý kiến góp ý của các chuyên gia để hoàn thiện các nội dung Đề tài theo đúng mục đích, yêu cầu đề ra.  

Các Chuyên gia đóng góp ý kiến vào Đề tài.  

Hội thảo Nghiên cứu xây dựng công cụ giám sát và kiểm kê phát thải khí nhà kính (CO2 tương đương) trên cơ sở phân loại cho lớp phủ Quảng Bình nhằm tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu cho tỉnh; hỗ trợ tỉnh phát triển bền vững; phòng, tránh và giảm thiểu những hiểm họa do biến đổi khí hậu đem lại và bảo vệ cuộc sống của nhân dân.

Hoài Giang

Các tin khác

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 25

  • Hôm nay 6474

  • Tổng 5.485.601